Trụ implant bị đào thải sau khi cấy ghép là điều không ai muốn gặp phải. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như cách xử lý, phòng ngừa… tình trạng đào thải implant để có thể chuẩn bị tốt nhất cho một hàm răng khỏe đẹp. Hãy cùng theo dõi nhé!
Mục lục
- Cấu tạo và vai trò của trụ implant khi trồng răng implant?
- Răng Implant bị đào thải như thế nào?
- Nguyên nhân nào khiến răng implant bị đào thải?
- Dấu hiệu nhận biết implant bị đào thải
- Xử lý tình trạng đào thải implant bằng cách nào?
- Răng implant bị đào thải có trồng lại được không?
- Làm thế nào để phòng ngừa implant đào thải?
- Nha khoa Thúy Đức – địa chỉ cấy implant chuẩn y khoa
Cấu tạo và vai trò của trụ implant khi trồng răng implant?
Trụ implant là một phần đặc biệt quan trọng, không thể thiếu khi trồng răng implant. Chúng thực chất là chân răng giả được làm từ titanium do khả năng tương thích sinh học cao với cơ thể.
Về hình dáng, implant như một chiếc ốc vít với nhiều vòng xoắn xuôi chiều để có thể bắt chặt vào xương hàm, tạo trụ vững chắc cho việc phục hình răng.
Tùy thuộc vào vị trí răng cần phục hình (răng hàm hay răng cửa), loại trụ implant được sử dụng sẽ có kích thước khác nhau. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng thực tế để tính toán chính xác và đưa ra lựa chọn tối ưu cho quá trình điều trị.
Cấu tạo của trụ implant
Thông thường một trụ implant gồm các phần:
- Phần mang implant (implant mount): Được dùng để đưa implant từ trong hộp vô trùng vào lỗ khoan xương, đồng thời giúp điều chỉnh vị trí implant trong xương hàm dễ dàng hơn. Sau khi đặt xong implant, chúng sẽ được tháo bỏ.
- Phần nắp đậy (cover screw): Phần này thường đi kèm trụ implant. Chúng được sử dụng đặt lên trụ implant trong giai đoạn lành thương nhằm ngăn mô mềm phát triển ảnh hưởng tới phần kết nối của implant.
- Phần nắp lành thương nướu (healing): Được sử dụng thay thế cho nắp đậy trong thì 2 của quá trình phẫu thuật, khi implant đã tích hợp vào xương. Ngoài ra, chúng cũng có tác dụng tạo hình cho nướu, giúp mô mềm quanh implant phát triển đúng cách.
- Chốt lấy dấu (coping): Dùng để chuyển chiều hướng cũng như vị trí của implant từ trong miệng người bệnh sang mẫu hàm làm việc. Có hai loại chính là khay đóng và khay mở. Trong đó, chốt lấy dấu khay đóng khi lấy dấu cả phần thân và chốt sẽ nằm toàn bộ trong silicone. Với chốt lấy dấu khay mở, khi lấy dấu, thân chốt vẫn nằm trong silicone nhưng một phần đầu vít sẽ nhô ra bên ngoài.
- Analogue: Đóng vai trò như một bản sao của trụ implant (cũng có trụ và kết nối) trên mẫu làm việc của phòng chế tác (labo).
Ngoài trụ implant, để hoàn tất quá trình phục hình răng bằng phương pháp cấy ghép implant còn cần có thêm các bộ phận như khớp nối Abutment và mão răng sứ.
- Abutment: Là chốt được làm từ titan, plastic, sứ zirconia. Chúng có hình trụ với 2 đầu để kết nối trụ implant với mão răng sứ.
- Mão răng sứ: Là răng giả bằng sứ có phần lõi rỗng sát khít với đầu trên của Abutment. Đồng thời chúng có hình dáng, kích thước và màu sắc giống như răng thật, đảm bảo cả chức năng thẩm mỹ và ăn nhai.
Vai trò của trụ implant trong cấy ghép răng
Như đã nói ở trên, trụ implant thực chất là phần chân răng giả, được cấy ghép trực tiếp vào xương hàm. Ngoài vai trò giúp phục hình răng hiệu quả, bền chắc, chúng còn mang lại nhiều lợi ích khác như:
- Tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng: Răng implant là sự thay thế hoàn hảo cho răng bị mất. Với phần mão sứ tự nhiên như răng thật, chúng sẽ mang lại một hàm răng đều đẹp và nụ cười rạng rỡ hơn.
- Khôi phục chức năng ăn nhai: Chúng có thể khôi phục hoàn toàn chức năng ăn nhai của răng đã mất, nhất là trong trường hợp phục hình răng hàm.
- Ngăn ngừa tình trạng tiêu xương: Vai trò quan trọng nhất của trụ implant là bảo tồn răng hàm, ngăn ngừa tình trạng tiêu xương – hiện tượng thường xảy ra ở các trường hợp mất răng.
- Đảm bảo khớp cắn: Răng implant sẽ giúp lấp đầy khoảng trống do mất răng gây ra, ngăn sự di chuyển của các răng xung quanh, hạn chế tình trạng xô lệch răng làm ảnh hưởng đến khớp cắn.
Tham khảo thêm: Tiêu xương hàm có cấy implant được không?
Răng Implant bị đào thải như thế nào?
Răng implant bị đào thải là tình trạng xương hàm và trụ implant không còn khả năng tích hợp. Chúng không còn liên kết chặt chẽ với nhau. Điều này làm giảm tính vững chắc của trụ implant, dẫn đến giảm khả năng ăn nhai và được coi là thất bại của quá trình cấy ghép.
Răng implant có thể bị đào thải trong nhiều giai đoạn khác nhau, bao gồm:
- Giai đoạn liền thương sau khi cấy ghép
- Giai đoạn phục hình răng
- Sau khi kết thúc điều trị bằng việc gắn mão sứ.
Tình trạng implant bị đào thải nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể để lại những biến chứng như nhiễm trùng, tiêu xương…
Nguyên nhân nào khiến răng implant bị đào thải?
Implant bị đào thải có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình như:
Thói quen hút thuốc: Các chất độc trong khói thuốc như nicotine, hydrogen cyanide, carbon monoxide… có thể làm ảnh hưởng đến quá trình liền thương, làm vị trí cấy ghép lâu lành hơn. Đồng thời chúng cũng đẩy nhanh quá trình tiêu xương ổ răng, tăng nguy cơ đào thải implant.
Mật độ xương: Mật độ xương được phân thành 4 mức khác nhau với độ cứng giảm dần từ D1 đến D4. Mật độ xương cao sẽ giữ implant ổn định hơn. Tuy nhiên nếu xương quá cứng (D1), khi cấy ghép có thể làm giảm lưu lượng máu đến vùng phẫu thuật, thậm chí dẫn đến hoại tử, gãy xương vi thể. Trong khi đó nếu mật độ xương kém, xương quá xốp (D4) thì khả năng giữ implant sẽ giảm xuống đáng kể do diện tích tiếp xúc của xương với implant kém.
Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn: Trong quá trình cấy ghép, nếu không đảm bảo môi trường và dụng cụ vô khuẩn, người bệnh rất có thể bị nhiễm trùng. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm sau khi cấy implant. Dấu hiệu nhận biết trong các trường hợp này bao gồm tình trạng sưng tấy, chảy máu không ngừng sau 24 giờ, sốt…
Dị ứng với vật liệu implant: Trụ implant thường được chế tác từ titanium – vật liệu “thân thiện”, có độ tương thích cao với cơ thể. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể gây dị ứng ở một số người, dẫn đến tình trạng đào thải sau khi cấy ghép. Giải pháp cho trường hợp này là sử dụng implant sứ hoặc cân nhắc phương pháp phục hình răng khác.
Không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Việc không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc hay chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng không đúng cách cũng có thể tác động tiêu cực đến implant.
Bác sĩ thực hiện tay nghề kém, không có kinh nghiệm: Tay nghề của bác sĩ là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định thành công của việc cấy ghép implant. Bác sĩ yếu kém về chuyên môn và kinh nghiệm có thể xảy ra sai sót trong việc thăm khám, đo đạc, tiên lượng và đưa ra những chẩn đoán không chính xác, dẫn đến những tổn thương không đáng có, cuối cùng là implant bị đào thải.
Dấu hiệu nhận biết implant bị đào thải
Một số dấu hiệu nhận biết implant bị đào thải bao gồm:
- Trụ implant lung lay: Implant bị đào thải sẽ mất đi tính ổn định, trở nên lỏng lẻo, bệnh nhân có thể cảm thấy chúng lung lay khi ăn nhai hoặc nói chuyện.
- Implant trồi lên và lộ thân: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất của việc implant bị đào thải. Phần thân trụ sẽ nhô khỏi mô nướu, lộ ra bên ngoài và có thể dễ dàng quan sát được.
- Vị trí cấy ghép sưng viêm, đau nhức: Implant bị đào thải có thể khiến mô nướu và xương hàm bị kích ứng, dẫn đến sưng viêm hoặc đau nhức. Ngược lại, tình trạng sưng viêm do nhiễm khuẩn cũng là yếu tố dẫn đến đào thải implant.
- Sưng đau kéo dài tại vị trí cấy ghép: Tình trạng sưng đau trong vài ngày đầu sau khi cấy ghép là hiện tượng rất bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu chúng kéo dài hơn 2 tuần thì rất có thể là dấu hiệu bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
- Vị trí phẫu thuật chảy máu liên tục: Đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy khả năng cao implant đang bị đào thải.
- Miệng xuất hiện mùi hôi khó chịu: Implant bị đào thải có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm và làm miệng xuất hiện mùi hôi khó chịu.
Xử lý tình trạng đào thải implant bằng cách nào?
Khi nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ implant bị đào thải, điều đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần làm là phải thật bình tĩnh, sau đó xử lý theo hướng dẫn dưới đây:
- Cầm máu trong trường hợp chảy máu: Implant bị đào thải thường xuất hiện tình trạng chảy máu liên tục, lúc này hãy sử dụng gạc sạch đặt vào vị trí implant và cắn nhẹ trong khoảng 20 – 30 phút để cầm máu.
- Đến địa chỉ nha khoa uy tín: Implant bị đào thải nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Do đó hãy đến ngay địa chỉ nha khoa uy tín để kiểm tra và can thiệp xử lý kịp thời.
Răng implant bị đào thải có trồng lại được không?
Răng implant bị đào thải có thể trồng lại được không là thắc mắc chung của nhiều người. Tuy nhiên câu trả lời sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân implant bị đào thải, tình trạng xương hàm và sức khỏe của người bệnh.
Trong trường hợp xương hàm vẫn còn tốt, đủ độ chắc và không có những tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ có thể cân nhắc việc trồng lại implant cho người bệnh khi vùng xương hàm cần cấy ghép đã phục hồi sau một khoảng thời gian nhất định.
Mặt khác, việc cấy implant lần 2 có thể trở nên không khả thi trong các trường hợp:
- Người bệnh nghiện hút thuốc, không thể từ bỏ thuốc lá
- Người bệnh bị loãng xương, xương hàm yếu, xốp
- Người bị đái tháo đường nặng
- Bệnh nhân cao tuổi, sức khỏe kém, không có khả năng chăm sóc răng miệng hoặc chăm sóc, vệ sinh răng miệng kém…
Với các trường hợp này, các phương pháp phục hình răng như cầu răng sứ hoặc hàm giả tháo lắp sẽ là lựa chọn phù hợp hơn.
Làm thế nào để phòng ngừa implant đào thải?
Để phòng ngừa tình trạng implant bị đào thải, bạn nên lưu ý tất cả những vấn đề sau:
- Chọn địa chỉ nha khoa uy tín và bác sĩ cấy ghép implant chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm.
- Ghép xương hàm trong các trường hợp cần thiết để tăng khả năng níu giữ implant.
- Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng với bàn chải mềm và kem đánh răng 2 – 3 lần mỗi ngày, chải răng nhẹ nhàng, kỹ lưỡng, kết hợp thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch.
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, đồ ăn chứa nhiều đường, thực phẩm quá cứng hoặc quá dai… đặc biệt là trong thời gian đầu sau cấy ghép.
- Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia…
Xem thêm: Trồng implant nên ăn gì, kiêng gì để nhanh hồi phục?
Nha khoa Thúy Đức – địa chỉ cấy implant chuẩn y khoa
Nha khoa Thúy Đức tự hào là địa chỉ tin cậy, được nhiều khách hàng lựa chọn khi cần cấy ghép implant.
Bên cạnh hệ thống cơ sở hiện đại với các máy móc tiên tiến hàng đầu thế giới như máy chụp X-quang VATECH Pax-i, máy cắm implant Dentium ICT, máy nhổ răng siêu âm Piezotome, máy quét dấu răng toàn hàm iTero 5D, máy điều trị tủy Endo Matic… nha khoa Thúy Đức còn có đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm.
100% bác sĩ tại nha khoa Thúy Đức đều tốt nghiệp từ các trường đại học y khoa hàng đầu và được tu nghiệp trong và ngoài nước. Trong đó có bác sĩ Nguyễn Thanh Tuấn với hơn 18 năm kinh nghiệm trong nghề và hiện đang là chuyên gia hàng đầu trong lịch vực cấy ghép răng implant với số ca thực hiện trung bình lên đến 200 ca mỗi năm.
Đến với nha khoa Thúy Đức, quý khách sẽ được lựa chọn những loại trụ răng chất lượng nhất như trụ Straumann của Thụy Sĩ và trụ Dentium của Hàn Quốc. Cả 2 loại trụ này đều có khả năng tích hợp với cơ thể cực kỳ cao, hơn hết chúng đều được làm từ vật liệu an toàn và thời gian sử dụng có thể kéo dài trọn đời nếu được chăm sóc đúng cách.
Tại nha khoa Thúy Đức, toàn bộ quy trình cấy ghép implant được thực hiện theo các bước chuẩn y khoa với phòng vô trùng hiện đại, giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn và đào thải implant sau cấy ghép.
Hãy để nha khoa Thúy Đức đem lại cho bạn nụ cười rạng rỡ trải nghiệm cấy implant nhanh chóng, hiệu quả, an toàn và quan trọng nhất là bền đẹp.